Để hiểu lý do tại sao, hãy bắt đầu với việc tìm hiểu điều gì khiến blockchains "an toàn". Bitcoin là một ví dụ điển hình. Trong blockchain của Bitcoin, dữ liệu được chia sẻ là lịch sử của mọi giao dịch Bitcoin từng được thực hiện: sổ cái kế toán. Sổ cái được lưu trữ thành nhiều bản sao trên một mạng máy tính, được gọi là "nút" (node). Mỗi lần ai đó gửi một giao dịch đến sổ kế toán, các nút sẽ kiểm tra để đảm bảo giao dịch hợp lệ. Một tập hợp các giao dịch hợp lệ tạo thành "các khối" (blocks) và xếp chúng vào một chuỗi các giao dịch trước đó. Các chủ sở hữu của các nút này được gọi là thợ mỏ. Những thợ mỏ được đưa vào các khối mới trong chuỗi sẽ kiếm bitcoin làm phần thưởng.
Về lý thuyết, có 2 điều khiến hệ thống này không thể bị thay đổi: một là dấu vân tay mã hóa duy nhất cho mỗi khối, và hai là một "giao thức đồng thuận", quá trình mà các nút trong mạng đều đồng ý về một lịch sử được chia sẻ.
Dấu vân tay, được gọi là băm, mất rất nhiều thời gian tính toán và năng lượng để tạo ra vào lúc đầu. Do đó, nó là bằng chứng cho thấy các thợ mỏ thêm khối vào blockchain đã thực hiện công việc tính toán để kiếm phần thưởng bitcoin (vì lý do này, Bitcoin được cho là sử dụng giao thức "chứng minh-đã-làm việc"). Nó cũng như một loại con dấu, vì việc thay đổi khối sẽ yêu cầu tạo ra một băm mới. Rất dễ để xác minh xem băm có khớp với khối của nó hay không và một khi các nút đã thực hiện lệnh vì thế chúng cập nhật các bản sao khối lệnh tương ứng với khối mới. Đây chính là giao thức đồng thuận.
Yếu tố bảo mật cuối cùng là các hash (băm) cũng đóng vai trò như các liên kết trong blockchain: mỗi khối bao gồm băm duy nhất của khối trước đó. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi một mục trong sổ cái kế toán trước, bạn phải tính toán một băm mới không chỉ cho khối đó mà còn cho mỗi khối tiếp theo. Và bạn phải làm điều này nhanh hơn các nút khác mới có thể thêm các khối mới vào chuỗi. Vì vậy, trừ khi bạn có những máy tính mạnh hơn tất cả các nút khác hợp lại, (thậm chí như vậy, vẫn không đảm bảo thành công), bất kỳ khối nào mà bạn thêm sẽ xung đột với các nút hiện có và các nút khác sẽ tự động từ chối các thay đổi của bạn. Đây là những điều khiến dữ liệu trong blockchain không thể bị giả mạo hay thay đổi.
Tất cả những điều trên là lý thuyết. Thực hiện chúng khó khăn hơn nhiều. Thực tế là một hệ thống hoạt động như Bitcoin — hay các loại tiền điện tử khác — không có nghĩa hoàn toàn an toàn. Ngay cả khi các nhà phát triển sử dụng các công cụ mã hóa đã được thử nghiệm và thực sự, theo Neha Narula, giám đốc Sáng kiến tiền tệ kỹ thuật số của MIT, thật dễ dàng để vô tình đặt chúng lại với nhau theo những cách không an toàn. Bitcoin đã tồn tại lâu nhất, do đó, nó là thử nghiệm triệt để nhất.
Mọi người cũng đã tìm thấy một số cách "sáng tạo" để ăn gian trong blockchain. Emin Gün Sirer và các cộng sự của ông tại Đại học Cornell chỉ ra có một cách để phá hoại một blockchain ngay cả khi bạn có chưa đến một nửa sức mạnh khai thác của các thợ mỏ khác. Nói chi tiết thì rất kỹ thuật, nhưng về cơ bản, một "thợ mỏ ích kỷ" có thể đạt được một lợi thế không công bằng bằng cách đánh lừa các nút khác lãng phí thời gian vào các câu đố mã hóa đã được giải quyết.
Một khả năng khác là "tấn công nhật thực". Các nút trên blockchain phải duy trì liên lạc thường xuyên để so sánh dữ liệu. Một kẻ tấn công cố kiểm soát thông tin liên lạc của một nút và đánh lừa nó chấp nhận dữ liệu giả mạo như là đến từ phần còn lại của mạng lưới. Chiêu thức này có thể lừa các nút lãng phí tài nguyên hoặc xác nhận giao dịch giả mạo.
" alt=""/>Blockchain có thực sự bảo mật? Và bảo mật như thế nào?Cải thiện vị trí cắm mắt là điều cần thiết nếu bạn muốn nâng điểm elo, và nội dung bài viết này sử dụng những tấm ảnh chụp màn hình in-game của Sologesang, một streamer LMHTtrên Twitch và đã đạt đến trình độ Thách Đấu, để giúp bạn làm điều đó.
Nếu bạn muốn luyện tập những “mánh khóe” cắm mắt dưới đây, hãy đứng đúng vị trí của Orianna trong bức ảnh và nhấp chuột vào điểm đánh dấu X. Khuyến khích bạn nên thực hành ở chế độ Phòng Tập trước khi bước vào đấu xếp hạng.
Con mắt này rất cần thiết với người đi đường trên đang cố gắng theo dõi động tĩnh của tướng rừng đối phương và ngăn chặn phần lớn các pha gank chớp nhoáng. Mặc dù vậy, đôi khi bạn quá “thọt” so với đối thủ đi chung đường và việc cứng nhắc lao lên vị trí này để cắm mắt sẽ khiến bạn phải nằm xuống ngay tắp lự.
Không nhiều người đi đường giữa nghĩ tới cắm mắt ở bụi cỏ này, nhưng những người đi rừng có elo cao thích băng trụ ở góc này. Nếu đối thủ đi chung đường với bạn bắt đầu bất ngờ áp sát trụ bảo vệ, hãy cẩn thận, bởi rừng địch có thể đang ở đâu đó quanh đây.
Cắm con mắt này để phòng ngừa những tình huống gank bất ngờ tới từ những vị tướng đi rừng có khả năng bay nhảy tốt kiểu như Zac hay Lee Sin.
Con mắt này có chức năng tương tự như phía trên đã mô tả nếu bạn ở bên Đội Đỏ.
Ăn Rồng có thể dẫn đến những tình huống phản công chớp nhoáng. Có rất nhiều góc độ để đối phương có thể áp sát bạn, và đây là một trong những vị trí phổ biến mà địch hay dùng nó làm bàn đạp. Cắm con mắt tại vị trí đánh dấu X có thể giúp toàn bộ đồng minh tránh bị cô lập trong hang Rồng khi đường dưới của đối phương tràn ra.
Cả tướng đi rừng lẫn đường giữa đều ưa thích lựa chọn con đường này để băng trụ đường dưới. Nên con mắt đặt cạnh khu vực Bùa Đỏ ở bên Đội Xanh có thể phá hỏng kế hoạch đã định của địch.
Con mắt này rất hữu dụng nếu bạn muốn “bảo kê” cho tướng đi rừng đồng minh ở khoảng thời gian đầu trận và muốn đảm bảo không bị xâm lăng từ quá sớm.
ABC(Theo Dot Esports)
" alt=""/>[LMHT] Mẹo cắm mắt khi “leo rank”Smartphone đã thay đổi 180 độ cuộc sống và cách làm việc của con người kể từ giây phút CEO Apple Steve Jobs lần đầu giới thiệu iPhone 2G với toàn thế giới ngày 29/6/2007. Có lẽ không cần phải nói thêm nhiều về những lợi ích smartphone đã đem lại cho chúng ta, nhưng bên cạnh đó cũng không thể chối bỏ rằng chính sự tiện lợi và tính giải trí cao của smartphone đã hình thành nên chứng “nghiện” trong một bộ phận không nhỏ người sử dụng điện thoại thông minh.
Chúng ta đã để smartphone đi quá xa và lấn quá sâu vào cuộc sống, để giờ đây việc ngừng sử dụng smartphone dường như trở nên bất khả thi. Không tiếp tục dùng smartphone đồng nghĩa với việc cách duy nhất để kết nối, trò chuyện hay chia sẻ khoảnh khắc cùng người thân và bạn bè là qua... tin nhắn, hoặc thậm chí là đến khi bạn có thể ngồi xuống truy cập máy tính xách tay hoặc PC. Từ bỏ smartphone còn có nghĩa rằng sẽ không còn thiết bị giải trí cầm tay nào có thể giúp bạn giải khuây, giết thời gian hay đơn giản hơn là cho phép bạn đọc báo cập nhật tin tức hằng ngày. Sự thật là smartphone đã trở thành một phần của con người chúng ta và chúng ta đã quyết định trao một phần nào đó linh hồn cho thiết bị cầm tay nhỏ bé đó từ khi quyết định mua điện thoại.
![]() |
Trong một bài đăng trên blog công nghệ nước ngoài, nhà tư vấn công nghệ Nathan Toups đã viết:
“Smartphone rất hữu dụng và tiện lợi, nhưng đồng thời chúng sở hữu khả năng gây nghiện cực lớn, và chính tính gây nghiện đó đã giải thích cho mọi nỗ lực không ngừng nghỉ của Thung lũng Silicon trong việc chiếm đóng lấy tâm trí người tiêu dùng. Và việc để cho một thứ vật chất kiểm soát hành vi của chúng ta, trở thành chủ nhân sai khiến chúng ta là điều không thể chấp nhận”.
Với suy nghĩ của mình, Toups đã thiết lập một kế hoạch giúp cai nghiện smartphone cho mọi người, hay chính xác hơn là lột bỏ tất cả những yếu tố gây nghiện của một smartphone đi - vốn dĩ là những yếu tố thu hút người mua nhất, chỉ để lại những gì thiết yếu nhất. Kế hoạch của anh gồm 4 bước:
Bước 1. Loại bỏ hoàn toàn khả năng giải trí của điện thoại: Không games, không mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, hay ứng dụng đọc báo), không ứng dụng live stream.
" alt=""/>Lời khuyên giúp “cai nghiện” smartphone từ một chuyên gia công nghệ